6 THỦ THUẬT LẤY NÉT CHỤP ẢNH PHONG CẢNH HIỆU QUẢ NHẤT DÀNH CHO FLYCAM
Với chụp ảnh chân dung, việc lấy nét không có gì quá khó khi chủ thể tách rời hẳn với cảnh trí xung quanh. Tuy nhiên, việc lấy nét chụp ảnh phong cảnh thì không đơn giản như thế bởi bạn không thể điều chỉnh chủ thể bạn muốn lấy nét.
Hầu hết các phong cảnh bạn chụp thường là ở tầm xa, ví dụ như núi rừng, sông nước, nghĩa là ở trong bức ảnh sẽ có khá nhiều vật thể khiến việc lấy nét trở nên khó khăn. Ví dụ, nếu bạn chụp một rừng cây, thì bạn sẽ lấy nét vào lá cây hoặc thân cây, tuy nhiên, lấy nét vào cây nào trong hàng trăm cây trước mắt bạn? Điều này lại càng phổ biến khi các bạn sử dụng flycam, với tầm nhìn cao và rộng, các vật thể xuất hiện trong bức ảnh là vô cùng nhiều. Với kinh nghiệm bay flycam đã có, tôi xin khẳng định việc lấy nét chụp ảnh phong cảnh là một trong số kỹ thuật khó nhất nhưng hay bị xem nhẹ.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ lượt qua một số thủ thuật giúp bạn biết nên tập trung lấy nét chụp ảnh vào đâu. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu những thông số kỹ thuật của máy ảnh ảnh hưởng đến quá trình lấy nét:
1 – Về kỹ thuật cơ bản chúng, bạn cần phải nằm lòng:
- Về khẩu độ ống kính – f
- Khẩu độ lớn = số F nhỏ = DOF mỏng / cạn.
- Khẩu độ nhỏ = số F lớn = DOF sâu / dày.
- Về tiêu cự ống kính:
- Tiêu cự ống kính càng dài thì khoảng DOF càng mỏng / cạn.
- Tiêu cự càng ngắn thì DOF càng sâu / dày.
- Về khoảng cách từ máy ảnh đến chủ đề:
- Khoảng cách từ ống kính đến chủ đề càng gần thì DOF càng mỏng / cạn.
- Khoảng cách này càng xa thì DOF sẽ càng sâu / dày.


2 – Lấy nét vô cực
Lấy nét vô cực khi chụp một đại cảnh thường khá phổ biến. bởi đây là thiết lập có sẵn của máy ảnh khi vật thể cách xa máy 8-10m. Các ống kính có một dãy giá trị khoảng cách nét, và thường trong khoảng 8 – 10m thì chỉ số lấy nét trên ống kính thiết đặt ở vô cực. Nghĩa là bất cứ thứ gì xuất hiện xa hơn khoảng cách đó đều nằm ở vô cực.
Lấy nét vô cực là cách lấy nét nhanh nhất để chụp đại cảnh, thế nhưng nó chỉ cho ra một bức ảnh đẹp khi mọi cảnh vật đều ở xa bạn, không có gì ở gần bạn cả. Có rất nhiều trường hợp cảnh trí ở ngay gần bạn, lúc đó , bạn sẽ lấy nét vào đâu?
Có ba trường hợp có thể xảy ra:
- Lấy nét vào tiền cảnh (cảnh vật ở gần máy ảnh):
2. Lấy nét hậu cảnh, tiền cảnh mờ nhoè
3. Lấy nét vào trung cảnh khoảng 1/3
Tại khoảng cách này, kỹ thuật lấy nét vượt tiêu sẽ được sử dụng. Với kỹ thuật này, ta sẽ đạt được vùng ảnh rõ tối đa. Vậy, lấy nét vượt tiêu nghĩa là gì?
Khi ống kính hội tụ ở vô cực (infinity) – được ký hiệu là ∞ trên thước đo cự ly trên ống kính, thì các vật thể ở xa sẽ rõ nét, còn các vật thể ở gần lại mờ nhoè. Mặt phẳng rõ nét gần nhất (nhìn rõ khi khép khẩu độ nhỏ, tức là chỉ số F lớn) được gọi là mặt phẳng vượt tiêu hyperfocal plane) và khoảng cách từ máy ảnh đến mặt phẳng ấy được gọi là khoảng cách vượt tiêu (hyperfocal distance).
Như ta đã biết, khẩu độ càng khép nhỏ thì vùng ảnh rõ (DOF) càng tăng. Do đó khi khép khẩu độ càng nhỏ thì mặt phẳng vượt tiêu càng dịch chuyển đến gần máy ảnh hơn. Nếu ta dùng khẩu độ khép nhỏ nhất và cho ống kính hội tụ vào ngay khoảng cách vượt tiêu, ta sẽ có vùng ảnh rõ (DOF) cực sâu.
3 – Tìm cách lấy nét trong khoảng 1/3
Trong một bức ảnh, bất cứ là phong cảnh hay chân dung, bạn đều nên phân biệt rõ ràng giữa tiền cảnh và hậu cảnh. Một trong số những lí do khiến bức ảnh của bạn bị hỏng là do tiền cảnh không sắc nét (nếu như đó không phải chủ ý của bạn). Thông thường, nếu có một vật thể ở gần bạn, hãy lấy nét vào vật thể đó. Vật thể càng xa với các cảnh trí phía sau thì trường ảnh càng sâu hơn, tạo ra cảm giác thật hơn cho bức ảnh.
Tuy nhiên, với những tiền cảnh như mặt đất, ngọn cây cũng ở tầm xa thì hậu cảnh của bạn sẽ không nằm ngoài vùng lấy nét và không bị nhòe. nếu bạn đang sử dụng một ống kính góc rộng, bạn sẽ có một trường ảnh rộng, ngay cả với số f vừa hoặc nhỏ.
Một tiền cảnh được lấy nét sắc thì làm cho người xem có cảm tưởng như có thể bước vào trong bức ảnh. (Đà Lạt – tuanlionsg – 2012)
4 – Tập trung lấy nét chủ thể chính
Đây là một trường hợp lấy nét như đã đề cập ở trên – chủ thể và hậu cảnh tách xa nhau. Những gì bạn thấy rõ ràng và tách biệt ngay trước mắt luôn là điểm lấy nét lí tưởng. Hãy nhìn vào bức ảnh chụp 3 con cò dưới đây, bạn sẽ hiểu tôi đang muốn nói gì.
Với trường hợp này, việc duy nhất bạn cần làm để lấy nét chụp ảnh chuẩn xác là giữ cho đối tượng trong vùng lấy nét.
Đôi khi bạn chỉ cần có chủ thể đã được xác định trong vùng lấy nét, còn hậu cảnh thì mờ dần đi (Angiang – tuanlionsg – 2007)
5 – Theo dõi khẩu độ
Tôi xin phép nhắc lại nguyên tắc phần đầu chúng ta đã nói đến:
Khẩu độ càng lớn (chỉ số F càng nhỏ) thì khoảng DOF sẽ càng ít/mỏng/cạn và ngược lại.
Được cái này mất cái kia, một khẩu độ nhỏ để chụp một trường ảnh sâu hơn, đồng thời đòi hỏi nhiều ánh sáng hơn. Do đó bạn sẽ phải sử dụng một tốc độ màn trập chậm hơn (có nguy cơ bị nhòe nếu không sử dụng giá ba chân) hoặc tăng trị số ISO (có nguy cơ bị nhiễu ảnh). Vì vậy, sử dụng khẩu độ nhỏ tối đa không phải lúc nào cũng là giải pháp để ảnh không bị out nét. Hãy cân chỉnh các chỉ số cho vừa phải và áp dụng các nguyên tắc lấy nét trên để có được sản phẩm ưng ý nhất!
Với mọi thứ nằm ở khoảng cách vô cực (10m hoặc hơn), tôi không cần một trường ảnh rộng để giữ mọi thứ trong vùng lấy nét. (Bảo Lâm – tuanlionsg 2013)
6 – Sử dụng kỹ thuật chụp chồng ảnh
Khi các kỹ thuật chụp ảnh không hiệu quả, hoặc bạn cần bảo đảm chắc chắn mọi thứ trong bức ảnh, từ tiền cảnh cho đến hậu cảnh đều sắc nét, thì đã đến lúc để cho các phần mềm ra tay.
Bước 1: Thiết đặt khẩu độ của ống kính đến mức sắc nét nhất (còn gọi là ‘sweet spot’ – nếu bạn không rõ, thì đó thường là trong phạm vi từ f/8 – f/11).
Bước 2: Hãy chụp một bức với điểm lấy nét gần sát với bạn, sau đó tiếp tục lặp lại thao tác, cùng với điểm lấy nét càng lúc càng xa hơn qua từng bức chụp.
Bước 3: Xử lý các bức ảnh bằng phần mềm.
Nếu không quen dùng Photoshop, StarStaX là một phần mềm ứng dụng miễn phí được phát triển bởi Markus Enzweiler. Ứng dụng này cho phép bạn xếp chồng nhanh chóng nhiều bức ảnh thành một bức với những tuỳ chọn hoà trộn khác nhau. Phần mềm này được phát triển chủ yếu cho chủ đề nhiếp ảnh Star Trail Photography, chụp sao trời chuyển động từng thời điểm liên tiếp bằng rất nhiều tấm ảnh đơn, và chồng ghép lại thành một tấm có những đường sáng hành trình của sao. StartStax vẫn đang được phát triển hoàn thiện hơn tính năng tạo một chuỗi hình ảnh có thể chuyển thành đoạn video time-lapse, phiên bản hiện tại là 0.70 miễn phí cho các hệ điều hành Mac OS X, Windows và Linux.
- Chế độ tuỳ chọn Stacking/Blending: Lighten, Darken, Average, Addition, Subtraction, Multiplication
- Chế độ xoá bỏ khoảng cách trống giữa các vật dịch chuyển trong ảnh
- Chế độ hoà trộn tạo vệt sáng star-trails
- Chế độ Smooth zoom 100%
- Định dạng file: JPG, TIFF, PNG (Với file RAW, phải convert thành TIFF)
Có một điều cần lưu ý là kỹ thuật này sẽ không thích hợp với các chủ thể đang di chuyển. Tuy nhiên, phong cảnh thì có mấy khi di chuyển nhiều chứ, do vậy, đây vẫn là một công cụ rất hiệu quả giúp giữ nguyên điểm lấy nét và độ sắc nét cho toàn bộ bức ảnh bạn chụp.
Kết luận
Để lấy nét chụp ảnh phong cảnh, không có quy tắc chung dành cho tất cả mọi tình huống. Do nhiếp ảnh rất đa dạng và là một lĩnh vực thiên về sáng tạo, vậy nên bạn sẽ phải sử dụng phán đoán riêng của mình trong lúc thao tác. Hy vọng, khi bạn làm như vậy, 6 thủ thuật trên này giúp bạn xác định được chính xác việc lấy nét và luôn giữ cho bức ảnh được độ nét tốt hơn.
- Tuỳ cảnh trí mà lấy nét vô cực
- Lấy nét vật thể trong khoảng 1/3
- Tìm chủ thể chính muốn lấy nét
- Theo dõi đang để khẩu độ nào
- Dùng kỹ thuật chụp chồng ảnh